Từ một sản phẩm tạo ra, một doanh nghiệp hay ngay cả một chiếc xe máy cũng đều có giá. Nhưng giá bao nhiêu là thích hợp và chính xác nhất? Trong trường hợp có nhiều người đưa ra những mức giá khác nhau ở cùng một thời điểm như nhau như vậy thì công việc “thẩm định giá” chính là trọng tài trong những trường hợp đó.
Cùng thẩm định giá QCV theo dõi bài viết này nhé!
Thẩm định giá là gì?
Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisentment) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản, hoặc đó là cách thức mà giá trị một tài sản được ước tính tại một thời điểm và một địa điểm nhất định. (câu thứ 2 ngắt câu quá đột ngột “Hoặc đó là”. Nên kết hợp 2 câu làm 1 vì ý của 2 câu này đều nói về định nghĩa TĐG.
Cũng có thể hiểu hoạt động thẩm định giá là một nghệ thuật định giá tài sản (động sản và bất động sản), trên cơ sở xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản với những đặc điểm chung của từng tài sản đó (ví dụ như hình dạng của thửa đất, kích thước của ngôi nhà…) cũng như xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với khả năng sinh lời tương lai…) và những yếu tố luật pháp (quyền sở hữu, giấy phép…) ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
Công việc của nhà thẩm định giá
Trong nghề thẩm định giá chia làm 2 cấp: chuyên viên thẩm định giá và trợ lý chuyên viên thẩm định giá. Các cán bộ và chuyên viên thẩm định giá cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thứ nhất, đó là dịch vụ thẩm định theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước: pháp lệnh giá đã quy định các loại hình tài sản của Nhà nước phải tẩm định giá. Thứ hai, dịch vụ thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của xã hội ngày càng tăng khi thị trường bất động sản phát triển.
Những yếu tố giúp bạn trở thành nhà thẩm định giá
Bạn có thể hình dung thẩm định giá là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh…
Do tính chất đặc biệt của nghề này thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên, người thẩm định giá còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp.
– Thứ nhất: Tính kỷ luật tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá…
– Thứ hai: Tính trung thực, thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá…
Làm việc ở đâu nếu yêu thích công việc thẩm định giá?
Khi bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn cũng có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc: ngoài hai trung tâm thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài Chính ở Hà Nội và Tp.HCM, trong thời gian tới các tỉnh, thành phố sẽ thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá. Bạn cũng có thể làm việc với các chức danh khác nhau:
– Thẩm định giá viên của các cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên Môi trường…
– Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá trong các tổ chức khác nhau như sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương và của các đơn vị kinh tế như các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng, phòng đăng kiểm…
– Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá làm việc trong các đơn vị kinh doanh như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty xuất nhập khẩu, công ty xây dựng…
– Cán bộ và các chuyên viên của các công ty tư vấn tài chính và kinh doanh bất động sản.
– Giảng viên, cán bộ nghiên cứu ở các trường Đại học có đào tạo và giảng dạy thẩm định giá, các viện nghiên cứu tài chính và giá cả…
– Chuyên gia thẩm định giá trong các công ty chuyên về thẩm định giá, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán…
Trường nào đào tạo nghề thẩm định giá?
Ngành thẩm định giá hiện nay được đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Bán công Marketing TP.HCM và đã thu hút khá đông sinh viên theo học vì hiện là nghề “hot”. Bạn có thể đăng ký vào học thẩm định giá ở các trường trên. Biết đâu, bạn sẽ là nhà thẩm định viên tài ba trong tương lai.
Trên đây là những chia sẻ của thẩm định giá QCV về nghề nghiệp thẩm định giá. Chúc các bạn thành công.